Sunday, December 22, 2013

TỎI VÀ MẬT ONG

Từ lâu, con người biết đến tỏi không chỉ là đồ gia vị làm cho các món ăn thêm hấp dẫn và ngon miệng mà nó còn là một vị thuốc chữa bệnh kỳ diệu từ thiên nhiên. Mật ong có vị ngọt, tính bình, có công dụng bổ hư, giải độc. Dân gian thường dùng tỏi ngâm mật ong để chữa bệnh và tăng hệ miễn dịch cơ thể.

 

Trong tỏi cũng như mật ong đều có chứa một chất kháng sinh có khả năng diệt khuẩn cũng như kiềm chế sự phát triển của vi khuẩn có mặt tại họng khi tiếp xúc với tỏi và mật ong. Hơn nữa, trong tỏi có chất alliin làm tăng cường khả năng kháng khuẩn của hệ miễn dịch trong cơ thể (gần đây còn có thông tin dùng tỏi ăn sống hàng ngày còn diệt được cả vi khuẩn H.Pylori gây viêm loét dạ dày).

Tỏi có khả năng làm giảm cholesterol, chống tắc nghẽn mạch máu giống như thuốc Aspirine, còn có hoạt tính làm giảm khả năng sinh ra các phần tử tự do, làm chậm quá trình lão hóa tế bào, bảo vệ hồng cầu không bị oxy hóa. Nên có tác dụng làm giảm mỡ máu, hạ huyết áp, tiêu viêm, phòng chống ung thư, ích thọ dưỡng nhan…


Mật ong có tác dụng ích khí nhuận táo, được sử dụng trị liệu nhiều chứng bệnh nhờ có chất kháng khuẩn, trị bệnh tim, bỏng…


Tỏi được phối hợp với mật ong sẽ có tác dụng tăng cường khả năng kháng khuẩn chống lại các vi khuẩn gây viêm họng sinh ho kéo dài.


Tỏi và mật ong hoàn toàn không làm tổn hại cho dạ dày, mà ở Trung Quốc đây còn là một phương thuốc được dùng để trị bệnh dạ dày.


Người ta còn dùng tỏi và mật ong để chữa ho: Lấy tỏi bóc vỏ giã nát, ngâm trong nước sôi, đợi nguội đem ninh 1 tiếng, sau đó uống cùng với mật ong để trị chứng ho lâu ngày ở trẻ em.


Trị bệnh đau dạ dày: Tỏi khô già bóc bỏ vỏ lụa, sau đó đập dập rồi ngâm với mật ong với tỷ lệ cứ 15g tỏi ngâm trong 100ml mật ong nguyên chất. Sau 3 tuần là dùng. Mỗi ngày ăn vài ba tép tỏi trong một bữa, một liệu trình là 2 tháng. Nên giảm ăn nhiều các thức ăn giàu đạm như thịt, cá… cần ăn những thức ăn dễ tiêu mà lại mát. Tránh ăn uống các thứ kích thích như rượu, các loại nước có ga, cà phê, trà đặc…
Trị chứng nôn mửa: Lấy tỏi 2 củ, nướng chín, rồi hòa vào nước nóng cùng mật ong mà uống.
Phòng chống dịch cúm: Tỏi nghiền nhỏ trộn với mật o­ng mỗi vị đều có lượng như nhau, sau đó cho uống phòng dịch cúm.
Nếu có cơ địa dị ứng với tỏi hay mật ong thì không nên dùng bởi ong lấy mật từ nhiều loại hoa khác nhau trong thiên nhiên nên rất có thể có loại không hợp với cơ địa của từng người, có thể gây ra dị ứng. Do đó, khi mới dùng cần chú ý thử trước ít một, nếu thấy phù hợp mới nên dùng tiếp.
Bài thuốc: Mật ong hấp tỏi chữa ho khi trời trở lạnh
Thời tiết chuyển mùa lạnh dễ làm phát sinh nhiều chứng ho. Sử dụng phương pháp dân gian để chữa ho là cách mà nhiều người lựa chọn vì tính hiệu quả và an toàn, nhất là với các chứng ho dễ tái phát, ho dai dẳng lâu ngày...

Mật ong thường được sử dụng để chữa ho trong dân gian. Sau đây là một số bài thuốc được làm từ mật ong, kết hợp thêm một số loại cây hoa, củ, quả có sẵn tại nhà:

Mật ong hấp quất còn nguyên vỏ xanh: Quất (3 - 4 quả), rửa sạch vỏ, để ráo nước, bổ đôi quả, bỏ hạt, thái lát mỏng, cho vào bát tô. Đổ mật ong ngập phần quất, trộn đều cho quất thấm đều mật ong. Sau đó đem hấp hoặc cho vào nồi đun cách thủy 10 - 15 phút, tới khi quất nhuyễn, quyện đều với mật ong thành một thứ dịch sánh như siro. Để nguội, ngày uống 2 - 3 lần, mỗi lần 1 - 2 thìa cà phê. Khi uống, có thể thêm một vài hạt muối. Không nuốt ngay, ngậm 5 giây trong miệng, để trôi từ từ qua cổ họng, giúp giảm viêm họng, giảm ngứa rát, khản tiếng...


Mật ong hấp lá hẹ: Lấy 3 - 5 nhánh lá hẹ, rửa sạch, để ráo nước, thái nhỏ, cho vào bát. Đổ mật ong ngập lá, trộn đều, đem hấp hoặc đun cách thủy cho tới nhuyễn. Cách sử dụng tương tự mật ong hấp quất.

Mật ong hấp tỏi: Đập dập từ  4 - 5 nhánh tỏi, trộn đều mật ong, đem hấp cách thủy, tới khi ngửi thấy mùi tỏi hăng hắc là được (không cần để tỏi quá nhừ). Để nguội, uống 2 - 3 lần/ngày, mỗi lần 1 - 2 thìa cà phê. Mật ong khi hấp cùng với tỏi làm tăng tính kháng sinh tự nhiên, giảm viêm họng, tăng sức đề kháng.

Có thể làm tương tự cách trên với các nguyên liệu khác như: Cánh hoa hồng, rễ chanh, lá húng chanh, quả phật thủ, hoa khế, hoa đu đủ đực, lá tía tô, hành hoa... Tùy theo những nguyên liệu có sẵn trong mỗi gia đình mà sử dụng để chế biến.

Trường hợp, không có các nguyên liệu phối hợp, có thể dùng mật ong nguyên chất. Khi dùng cho trẻ dưới 1 tuổi, nên hấp mật ong trước khi dùng. Để không mất thời gian chế biến, có thể sử dụng một số thuốc ho đông dược có thành phần mật ong, kết hợp với một số thảo dược, được bán sẵn tại các hiệu thuốc.

No comments:

Post a Comment